Hà thủ ô có tác dụng gì? Cần lưu ý những gì khi sử dụng dược liệu này?

Deal Score0
Deal Score0

Hà thủ ô có tác dụng gì đối với tóc và da đầu? Hà thủ ô luôn được đánh giá là loại dược liệu quý với nhiều công dụng vượt trội trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với mái tóc. Mời bạn cùng đến với bài viết ngay sau đây nhé.

1. Đặc trưng của cây hà thủ ô

Hà thủ ô (tên khoa học: Fallopia multiflora) còn được dân gian gọi là giao đằng hay dạ hợp; là vị thuốc xuất hiện trong nhiều bài thuốc để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Hà thủ ô thuộc loài dây leo, sống lâu năm. Trong Đông y, dược liệu này được biết đến để dẫn vị đắng chát và tính ấm; thường được sử dụng trong các bài thuốc an thần, sốt rét và nhuận tràng. Có thể tìm thấy Hà thủ ô tự nhiên ở các vùng núi phía Bắc như: Lào Cai, Lai Châu.

lá hà thủ ô có tác dụng gì
Lá hà thủ ô có tác dụng gì?

2. Hà thủ ô có tác dụng gì?

Hà thủ ô có vị ngọt và tính bình; có thể dùng làm thuốc hỗ trợ dưỡng tâm, an thần, bổ máu, hoạt lạc.

Thân và lá Hà thủ ô rất tốt đối với người có thần kinh suy nhược; thiếu máu; và gặp vấn đề đau nhức toàn thân.

Phần quan trọng và được sử dụng rộng rãi nhất của Hà thủ ô là phần rễ phình thành củ. Củ Hà thủ ô có vị chát, đắng ngọt, tính ôn; đặc biệt phù hợp để bồi bổ can thận, bổ huyết, bổ âm, giải độc và nhuận tràng.

Tác dụng của củ Hà thủ ô được thấy trong nhiều bài thuốc dân gian như: điều trị can thận âm hư; huyết hư; đau đầu chóng mặt do thiếu máu; mỏi gối; đau nhức cơ thể; ù tai; táo bón huyết trắng; di tinh; các trường hợp lỵ mãn tính; trĩ xuất huyết; lao; sốt rét; bệnh vành mạch; xơ vữa động mạch và tăng huyết áp, mỡ máu cao.

Cụ thể, hà thủ ô có tác dụng gì?

Bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ cải thiện chức năng gan và thận, làm sạch máu.

Chữa đau nhức cơ thể, mỏi cơ.

Có thể sử dụng kết hợp với các dược liệu khác như: sinh địa, cúc hoa, bạch quả để chế thành trà Hà thủ ô giúp an thần; cải thiện giấc ngủ; giảm căng thẳng và suy nhược thần kinh.

Có tác dụng tích cực trong cải thiện hoạt động của hệ tim mạch và hệ bài tiết.

Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ; táo bón; và hạ cholesterol huyết thanh giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.

Có thể tạo ra insulin để giảm bớt lượng đường trong máu; kháng khuẩn; giảm đau; nhức mỏi ở các bó cơ.

Giúp kích thích tăng tiết sữa, chống viêm và co thắt phế quản.

Hà thủ ô có tác dụng gì với nam giới? Bệnh lý yếu sinh lý ở nam giới bao gồm nhiều triệu chứng như: xuất tinh sớm/muộn; giảm ham muốn; rối loạn cương dương… Đây là bệnh lý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe sinh sản và sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Hà thủ ô chứa các thành phần dưỡng chất như: rhaponticin, 2,3,5,4 tetrahydroxystilbene-2-o-β-D-glucoside; chrysophanol; dẫn chất anthraquinon tự do và toàn phần; tannin… giúp bổ thận, kiểm soát vấn đề cương ương, sinh tinh; từ đó cải thiện tình trạng sinh lý ở nam giới.

hà thủ ô đỏ nguyên củ tươi
Củ hà thủ ô có tác dụng gì?

Xem thêm: Hà thủ ô có mấy loại? Cách phân biệt hà thủ ô đỏ và trắng như thế nào?

3. Hà thủ ô trị rụng tóc, giúp mọc tóc nhanh, làm đen tóc trở lại

Hà thủ ô có tác dụng gì đối với tóc và da đầu?

Công dụng của Hà thủ ô đối với tóc đã được đánh giá rất cao từ xa xưa. Bởi thế mới có câu rằng: “Muốn cho xanh tóc đỏ da, rủ nhau lên núi tìm Hà thủ ô”.

Hà thủ ô chữa rụng tóc

Một trong những tác dụng nổi bật của Hà thủ ô trong Đông y là bổ máu và kích thích sản sinh hồng cầu. Do đó, sử dụng Hà thủ ô có thể tăng cường cung cấp máu cho các hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó có da và tóc. Từ đó giúp tóc mọc chắc khỏe; tránh được các rủi ro như hư tổn; ngăn ngừa khả năng gãy rụng hiệu quả.

Hà thủ ô giúp mọc tóc

Bên cạnh việc hỗ trợ giảm tình trạng gãy rụng của tóc, Hà thủ ô còn giúp thúc đẩy quá trình mọc tóc; nuôi dưỡng mái tóc suôn mềm và dài nhanh. Với tác dụng bồi bổ gan, thận và máu, Hà thủ ô gián tiếp tác động lên sự phát triển của tóc.

Hà thủ ô làm đen tóc

Uống gì cho đen tóc? Hà thủ ô luôn là sự lựa chọn hàng đầu từ thiên nhiên cho những ai đang tìm kiếm cách làm đen tóc trở lại.

Sử dụng Hà thủ ô có thể hỗ trợ làm đen tóc với những tác động sâu từ nang tóc; giúp mái tóc chắc khỏe; giảm đáng kể tình trạng tóc bạc sớm và nuôi dưỡng mái tóc thêm đen bóng, mềm mượt. Đây cũng chính là lý do vì sao Hà thủ ô luôn có mặt trong các sản phẩm dầu gội thảo dược hỗ trợ chống bạc tóc.

Xem thêm: Top 5 dầu gội Hà thủ ô được yêu thích nhất, trả lại mái tóc đen mượt, chắc khoẻ

4. Uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc trở lại được?

Theo như đánh giá của các thầy thuốc y học cổ truyền, thời gian để Hà thủ ô có thể thẩm thấu sâu và điều trị tận gốc vấn đề tóc bạc sớm, làm đen tóc là khoảng 6 tháng đến một năm. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến thời gian hiệu quả; có thể kể đến như:

Tình trạng bạc tóc của người dùng và lứa tuổi gặp phải vấn đề bạc tóc. Mức độ tóc bạc mà bạn đang gặp phải có thể ảnh hưởng đến quá trình cải thiện tóc bạc bằng Hà thủ ô. Hà thủ ô có thể cho thấy hiệu quả sau thời gian ngắn sử dụng nếu tình trạng bạc tóc của bạn ở mức nhẹ, không có nhiều tóc bạc.

Ngoài ra, nếu bạc tóc xảy ra ở nhóm tuổi từ 25 – 45 tuổi sẽ dễ dàng được cải thiện hơn so với nhóm từ 50 tuổi trở lên – nhóm đang trải qua quá trình lão hóa do tuổi tác.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc của mỗi người là một tác nhân ảnh hưởng tới tốc độ cải thiện tóc bạc. Nếu trong chế độ ăn có các thành phần tương khắc với Hà thủ ô, tác dụng của Hà thủ ô lên tóc sẽ giảm đi. Tương tự, nếu bạn thiếu ngủ, mất ngủ, thức khuya, căng thẳng kéo dài, sẽ rất khó để thấy được hiệu quả của Hà thủ ô trong thời gian ngắn.

Hà thủ ô giúp làm đen tóc như thế nào?

Theo y học cổ truyền: Tóc là phần dư của máu, có quan hệ mật thiết với nơi trữ máu là can thận. Bên cạnh đó, Hà thủ ô lại là vị thuộc đặc biệt nổi bật với vai trò hỗ trợ bổ can thận và bổ máu. Vậy nên, sử dụng Hà thủ ô chính là bài thuốc dân gian điều trị tình trạng tóc bạc sớm từ sâu bên trong.

Theo góc nhìn của y học hiện đại: Màu sắc của tóc chịu ảnh hưởng bởi tế bào sắc tố melanin tập trung nhiều ở các nang lông. Tinh chất Hà thủ ô có tác dụng tổng hợp melanin, từ đó làm đen tóc, nuôi dưỡng mái tóc đen óng mượt và chắc khỏe.

Đồng thời, Hà thủ ô cũng có tác động ức chế quá trình teo (thoái hóa) của nang lông và kéo dài giai đoạn anagen khi bước vào giai đoạn catagen (kéo dài pha sinh trưởng của tóc); từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm.

Xem thêm: 10 cách chữa tóc bạc sớm bằng hà thủ ô được nhiều người tin dùng

Hà thủ ô trắng có tác dụng gì?

Nhắc tới Hà thủ ô, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Hà thủ ô đỏ. Tuy nhiên, tác dụng của Hà thủ ô trắng cũng có những công dụng đáng chú ý. Hà thủ ô trắng có tác dụng gì? Hà thủ ô trắng có thể dùng trong các bài thuốc chữa cảm sốt; sốt rét; cảm nắng…

5. Các dạng bào chế hà thủ ô:

Công dụng của Hà thủ ô được biến đến ngày một rộng rãi. Các dạng bào chế của Hà thủ ô trên thị trường ngày càng đa dạng và phổ biến. Tùy vào nhu cầu sử dụng, tình trạng bệnh lý và thời gian sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn Hà thủ ô được bào chế ở các dạng như sau:

  • Thuốc sắc (cắt lát)
  • Viên uống Hà thủ ô
  • Cao Hà thủ ô
  • Bột Hà thủ ô
  • Trà Hà thủ ô

6. Một số bài thuốc có sử dụng thành phần hà thủ ô

cây hà thủ ô có tác dụng gì
Hà thủ ô chế.

Để giải đáp cho những thắc mắc hà thủ ô có tác dụng gì; cách chế biến; cách nấu Hà thủ ô làm đen tóc hay cách sử dụng Hà thủ ô đỏ; dưới đây là sáu bài thuốc dân gian bạn có thể áp dụng:

Bài 1: 12g Dạ giao đằng, 12g đan sâm cùng với 60g trân châu mẫu. Sắc lấy nước cốt uống mỗi ngày một thang để giảm các triệu chứng buồn bực, mất ngủ, hay gặp mộng mị.

Bài 2: 12g mỗi loại gồm: Hà thủ ô đã qua điều chế; long cốt; bạch thược; quy bản. Sắc lấy nước uống. Bài thuốc đặc biệt phù hợp với người có nhu cầu bồi bổ máu; thần kinh; điều trị huyết hư; huyết khô; căng thẳng; lo lắng; mất ngủ; râu tóc bạc sớm.

Bài 3: còn được gọi bằng tên gọi “Thất bảo mỹ nhiệm đơn”. Bài thuốc bao gồm 20g Hà thủ ô đã qua bào chế; 12g từng loại: bạch linh, ngưu tất, thỏ ty tử, đương quy và phá cổ chỉ. Tán thành bột và luyện với mật ong làm thành viên hoàn Hà thủ ô mật ong. Nên sử dụng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 12g chiêu với nước muối nhạt. Có tác dụng tích cực trong hỗ trợ điều trị bồi bổ gan thận; giảm đau lưng và các khớp; di tinh ở nam và khí hư ở nữ.

Bài 4: gọi là “Thủ ô hợp tễ”; là bài thuốc bao gồm 12g mỗi loại dược liệu: Hà thủ ô đã được bào chế; huyền sâm; sinh địa; bạch thược; sa uyển tật lê; hạn liên thảo; tang ký sinh; hy thiêm thảo và ngưu tất. Sắc uống cho các trường hợp thiếu máu; huyết áp tăng; hoa mắt chóng mặt; váng đầu; và chân tay tê cứng.

Bài 5: Bài thuốc cho bệnh nhân sốt rét lâu ngày tổn hại đến chân âm, sốt kéo dài liên tục. Có thể dùng 60g Hà thủ ô tươi; 20g đỗ đen; và 12g sài hồ; đem sắc lấy nước rồi phơi sương một đêm. Hâm lại uống vào sáng hôm sau. Ngoài ra cũng có thể dùng bài thuốc “Hà nhân ẩm” với 16g Hà thủ ô chế; đương quy; trần bì; đẳng sâm; và gừng lùi mỗi loại 12g đem sắc uống.

Bài 6: Dùng khoảng 30g đến 60g Hà thủ ô tươi, rửa sạch rồi đem sắc uống. Bài thuốc đơn giản, dễ thực hiện này có thể hỗ trợ nhuận trường và thông tiện; điều trị các triệu chứng như táo bón do tân dịch khô hay chứng huyết hư. Sử dụng thường xuyên hàng ngày có thể chữa chứng tinh loãng và tinh trùng yếu.

Khi phối hợp Hà thủ ô đỏ với tang ký sinh, nữ trinh tử có tác dụng chữa tăng huyết áp do xơ vữa mạch ở người già.

7. Uống hà thủ ô có nóng không?

Theo y học cổ truyền, các vị thuốc có 4 tính (hay còn gọi là tứ khí gồm: hàn – nhiệt – ôn – lương).

Hà thủ ô là thảo dược thuộc tính ôn. Có nghĩa rằng uống Hà thủ ô có nóng nhưng không quá nóng như các dược liệu thuộc tính nhiệt như: đinh hương, đại hồi.

Do đặc điểm có tính nhiệt của Hà thủ ô mà loại dược liệu này đặc biệt phù hợp với các chứng bệnh có triệu chứng âm. Với người thể hàn, cơ thể thường xuyên rét lạnh, Hà thủ ô rất hữu ích để dùng cho mùa đông để tránh nhiễm lạnh.

8. Tác dụng phụ của hà thủ ô

Hà thủ ô có tác dụng gì không tốt cho sức khoẻ không? Một số tác dụng phụ của Hà thủ ô có thể kể đến như:

Buồn nôn; ói mửa; chán ăn; rối loạn tiêu hóa; tiêu chảy do sử dụng Hà thủ ô tươi có chứa các hợp chất anthraglycosid kích thích đường ruột. Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến thận và gan.

Hà thủ ô có thể làm giảm khả năng hấp thu Kali do công dụng nhuận tràng quá mức. Từ đó dẫn đến cảm giác tê bì, rối loạn thần kinh cảm giác.

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng Hà thủ ô quá liều có thể gây ung thư gan và tử vong.

Chính vì thế, trước khi sử dụng Hà thủ ô cần tham khảo ý kiến của chuyên gia và dừng sử dụng ngay khi có bất kì yếu tố bất thường nào xuất hiện.

Các trường hợp không nên uống hà thủ ô:

Những người đang gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa như đau dạ dày.

Người có tiền sử bị ung thư hoặc đang điều trị ung thư vú, ung thư tử cung, những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật.

Không nên sử dụng Hà thủ ô chung với thuốc chống đông để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn

9. Uống hà thủ ô kiêng gì?

Sử dụng Hà thủ ô không đúng cách có thể gây ra những tác động tiêu cực lên cơ thể. Chính vì thế, khi sử dụng Hà thủ ô cần chú ý kiêng kị những điều dưới đây:

Không ăn tỏi, hành, củ cải trắng và các loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, gừng khi đang sử dụng Hà thủ ô.

Không ăn các loại tiết động vật, vịt luộc và cá da trơn.

Không dùng Hà thủ ô cho các trường hợp có huyết áp và đường huyết thấp.

Người mắc bệnh viêm gan nên sử dụng hạn chế.

Không dùng Hà thủ ô hoặc rượu ngâm Hà thủ ô trước 7 giờ khi bạn chưa ăn sáng; bởi lúc này, đường ruột dễ bị kích thích.

Tinh chất hà thủ ô mua ở đâu?

Tinh chất hà thủ ô có thể mua ở các hiệu thuốc. Bạn nên nói rõ về tình trạng và nhu cầu của mình để được nhân viên y tế tư vấn phù hợp.

Hy vọng bài viết trên đã giúp giải đáp câu hỏi “Hà thủ ô có tác dụng gì”? Loại thảo dược này có đa dạng công dụng và được sử dụng ngày càng rộng rãi. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người dùng nên tham khảo kỹ lưỡng các nguồn thông tin cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế, các y bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng.

Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới nhé!

Leave a reply

Ecomvina
Logo
Shopping cart